Pages

Subscribe:

QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ


Vị trí địa lý
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. 



Lịch sử
Từ năm 1306, sau cuộc hôn phối giữa công chúa Huyền Trân (Nhà Trần) với vua Chàm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của Bắc Quảng Nam ngày nay) được lấy tên là Thuận Hoá. Vào nửa cuối thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện (?). Năm 1636 phủ Chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân - thành Nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ 18, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của xứ "Đàng Trong". Từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn.
Từ 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế, đặc biệt là khu Đại Nội (có 253 công trình), 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyền, điện Hòn Chén. 

Giá trị văn hóa
Bên bờ Bắc của con sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... 
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.

Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản. 
Xa xa về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam. 
Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ: lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp khiến người xem cảm nhận được hùng khí của một chiến tướng từng trải trăm trận; lăng Minh Mạng uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa rừng núi hồ ao được tôn tạo khéo léo, hẳn có thể thấy được hùng tâm đại chí của một chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ; lăng Thiệu Trị thâm nghiêm, vừa thâm trầm u uẩn giữ chốn đồng không quạnh quẽ, cũng thể hiện phần nào tâm sự của một nhà thơ siêu việt trên văn đàn song không nối được chí tiền nhân trong chính sự; lăng Tự Ðức thơ mộng trữ tình được tạo nên chủ yếu bằng sự tinh tế của con người, phong cảnh nơi đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi niềm trắc ẩn bởi tâm huyết của một nhà vua không thực hiện được qua tính cách yếu ớt của một nhà thơ... 
Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An... 
Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới, Colombia từ ngày 6 đến 11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại. Một sự kiện trọng đại trong lịch sử văn hoá Việt Nam, tài sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế. 
Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí số 4, đã hội đủ các yếu tố:
- Tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng. 
- Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực văn hoá của thế giới; 
- Một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng. 
- Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các danh nhân lịch sử.
CÁC ĐIỂM THAM QUAN 

Trấn Bình Đài • Phu Văn Lâu • Tòa Thương Bạc và Lầu Thương Bạc• Lăng Gia Long • Lăng Minh Mạng • Lăng Thiệu Trị • Lăng Tự Đức • Lăng Đồng Khánh • Lăng Dục Đức • Lăng Khải Định • Đàn Nam Giao • Hổ Quyền • Văn Miếu • Võ Miếu • Cung An Định • Nhà lưu niệm Bà Từ Cung • Trấn Hải thành • Chùa Thiên Mụ • Điện Hòn Chén • Sông Hương, núi Ngự  • Cầu Trường Tiền.
Kỳ Đài • Cửu vị thần công • Hồ Tịnh Tâm • Trường Quốc Tử Giám • Đình Phú Xuân • Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Ngọ Môn • Hồ Thái Dịch và cầu Trung Đạo • Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi • Triệu Miếu • Thái Miếu • Hưng Miếu • Thế Miếu • Hiển Lâm Các • Cửu Đỉnh • Cung Diên Thọ • Cung Trường Sinh.
Các di tích trongTử Cấm thành
Vạc đồng • Thái Bình Lâu • Duyệt Thị Đường.

THÔNG TIN CẦN BIẾT 
Giá vé tham quan tại các điểm di tích (Đơn vị: đồng): 
 STT
Điểm tham quan
Khách Việt Nam
Khách quốc tế
Người lớn
Trẻ em
(Từ 7-12 tuổi)
Người lớn
Trẻ em
(Từ 7-12 tuổi)
1
Đại Nội
55.000
10.000
80.000
20.000
2
Lăng Tự Đức
55.000
10.000
80.000
20.000
3
Lăng Khải Định
55.000
10.000
80.000
20.000
4
Lăng Minh Mạng
55.000
10.000
80.000
20.000
5
Lăng Đồng Khánh
30.000

40.000

6
Lăng Thiệu Trị
30.000

40.000

7
Bảo tàng Cổ vật Cung đình 
30.000

40.000

8
Điện Hòn Chén
30.000

40.000

9
Cung An Định
30.000

40.000


Giá vé tham quan theo tuyến:
STT
Tuyến tham quan
Khách Việt Nam
Khách quốc tế
Người lớn
Trẻ em
(Từ 7-12 tuổi)
Người lớn
Trẻ em
(Từ 7-12 tuổi)
1
Đại Nội – Bảo tàng Cổ vật Cung đình
75.000 đ


105.000 đ


2
Đại Nội – Lăng Khải Định – Lăng Minh Mạng
125.000 đ
20.000 đ
180.000 đ
45.000 đ
3
Đại Nội – Lăng Tự Đức – Lăng Khải Định – Lăng Minh Mạng
155.000 đ
25.000 đ
225.000 đ
55.000 đ

Với Vé tham quan Hoàng cung, du khách sẽ được thăm toàn bộ khu Đại Nội và Bảo tàng CVCĐ, đồng thời được thưởng thức thêm một số dịch vụ miễn phí như: Lễ Đổi gác tại Ngọ Môn, biểu diễn Tiểu nhạc tại điện Thái Hòa, biểu diễn Đại nhạc tại Thế Miếu, biểu diễn Ca Huế tại cung Trường Sinh.
Giá vé:             - Khách quốc tế: 105.000 đ/ lượt
- Khách Việt Nam: 75.000 đ/ lượt
- Miễn vé tham quan đối với trẻ em từ 7 đến 12 tuổi (kể cả trẻ em nước ngoài và trẻ em Việt Nam).


* Các trường hợp được miễn, giảm vé tham quan:
1. Khách của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh và đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế trong trường hợp có giấy giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh.
2. Trẻ em dưới 7 tuổi và học sinh các trường phổ thông tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học thuộc tỉnh tham quan ngoại khóa do nhà trường tổ chức theo kế hoạch đã được đăng ký với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (BTDTCĐ Huế), kèm theo danh sách cụ thể.
3. Các ngày Lễ, Tết theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
4. Giảm 50% phí tham quan đối với thân nhân liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh,người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người tàn tật trong trường hợp tổ chức tham quan tập thể.
5. Giảm 50% phí tham quan đối với người cao tuổi (là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên).
6. Giảm tối đa không quá 50% phí tham quan cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp do nhà trường tổ chức tham quan ngoại khóa hằng năm theo kế hoạch đã được đăng ký với Trung tâm BTDTCĐ Huế, kèm theo danh sách cụ thể.
Thời gian mở cửa tại các điểm tham quan:
+ Mùa hè: từ 6h30’ đến 17h30’
+ Mùa đông: từ 7h00’ đến 17h00’

+ Các hoạt động nghệ thuật:
- Ca Huế trên sông Hương. Liên hệ: Trung tâm Quản lý và tổ chức biểu diễn Ca Huế (22B Lê Lợi, TP. Huế; điện thoại: (84-54) 3831 575; Fax: (84-54) 3837 400).
- Biểu diễn nhã nhạc Huế. Liên hệ:
Nhà hát Duyệt thị ĐườngĐịa chỉ: Đại nội Huế, phường Thuận Thành, TP. Huế.
Điện thoại: (84-54) 3514 989/ 3522 070.
Nhà hát Minh Khiêm ĐườngĐịa chỉ: Lăng Tự Đức, thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, TP. Huế.
Điện thoại: (84-54) 3836 427.
- Tái hiện lễ đổi gác dưới triều Nguyễn (9h00’ - 9h30’ hàng ngày) từ Kỳ Đài đến Ngọ Môn và từ Ngọ Môn đến Duyệt Thị Đường.
- Biểu diễn Đại nhạc tại sân Thế Miếu: từ 09h00 đến 11h00 (sáng) và từ 14h30 đến 16h30 (chiều) (tổ chức hàng ngày);
- Biểu diễn Tiểu nhạc tại điện Thái Hòa: từ 08h00 đến 10h30 (sáng) và từ 14h00 đến 16h00 (chiều) (tổ chức hàng ngày).
 Dịch vụ vận chuyển:
+ Xe điện: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (23 Tống Duy Tân, TP. Huế) và Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hoàng Thành (19/14 Trần Văn Kỷ, TP. Huế) đã đưa dịch vụ tham quan Đại Nội (Hoàng Thành và Tử Cấm Thành) và các điểm lân cận bằng xe điện (loại 4 chỗ ngồi, 8 chỗ ngồi) vào hoạt động phục vụ du khách.
Trung tâm có xe điện chuyên chở khách miễn phí từ cổng Hiển Nhơn (lối ra của Đại Nội) đến Bảo tàng CVCĐHuế (thời gian hỗ trợ miễn phí dịch vụ xe điện đến hết năm 2013).
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô HuếĐịa chỉ: 23 Tống Duy Tân - Huế - Việt Nam
Website: http://www.hueworldheritage.org.vn













0 nhận xét:

Đăng nhận xét